Tranh Thủy Mặc Là Tranh Gì? Có Bao Nhiêu Loại Tranh Thủy Mặc?

tranh thuy mac 2

Tranh thủy mặc là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Được sử dụng rộng rãi trong hội họa phương Đông như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và Việt Nam. 

“Thủy” nghĩa là nước, “mặc” nghĩa là mực, và tranh thủy mặc thường dùng mực nước làm chất liệu chính để tạo nên tác phẩm. Thể loại tranh này đòi hỏi kỹ năng điều chỉnh mực và nước để tạo ra các sắc thái khác nhau của màu đen và xám. Mỗi nét vẽ phải được thực hiện chính xác và quyết đoán, vì một khi đã vẽ lên giấy thì không thể sửa lại được.

1. Tranh thủy mặc du nhập vào Việt Nam khi nào?

Tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc có mặt tại Việt Nam chúng ta đã từ nhiều thế kỷ qua. Có hai nguyên nhân chính. Một là do những đường giao lưu văn hóa hay của những người di dân mang theo. Hai là do những người Trung Quốc sống định cư lâu đời vẽ để lại. Tất cả trở thành nền văn hóa có nguồn gốc nước ngoài. Mọi thứ ngoại lai đó đã làm cho phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa bản địa.

2. Nét độc đáo của tranh thủy mặc

Để bức tranh có điểm nhấn thu hút thì bố cục của tranh thủy mặc Trung Quốc cổ rất quan trọng, riêng đối với dòng tranh thủy mặc đẹp thì bố cục hết sức công phu, tỉ mỉ. Mức độ tụ nhiều ít của chủ cảnh và phối cảnh được phân bố rất khéo léo, thẩm mĩ, được phân bổ vị trí rất phù hợp giữ cho tổng quan của một bức tranh được cân bằng, không quá thưa, không quá dày, không quá tối và không quá sáng.

Đường nét đậm nhạt hay khoảng trống cũng được sử dụng rất hài hòa, tạo cảm giác thanh tao, nhẹ nhàng bay bổng.

Tranh Thủy Mặc Là Tranh Gì? Có Bao Nhiêu Loại Tranh Thủy Mặc?
Tranh Thủy Mặc

Việc tạo bố cục xa gần, đậm hay nhạt làm cho bức họa có chiều sâu trong không gian, và nhấn mạnh cảm xúc của một họa sĩ.

Khi trình bày một bài thơ viết dưới dạng thư pháp trên tranh đòi hỏi người họa sĩ phải cân nhắc rất cẩn thận. Khi nào thì nên đề thơ trong tranh? đó là khi bình diện hơi trống. Lạc khoản và triện ấn được sử dụng bố trí khéo léo sẽ làm cho bức tranh tăng thêm tính nghệ thuật.

3. Công cụ vẽ tranh thủy mặc

Tranh thủy mặc được vẽ bằng bút lông, dùng thuốc nước hoặc mực nho trên giấy xuyến chỉ (loại giấy làm thủ công nhưng rất cao cấp, trắng, mịn, chứ không phải hơi vàng ngà và sần như giấy dó của tranh Đông Hồ), họa sĩ vẽ thủy mặc phải hơn cả một võ sư: tích đủ nội công lại đầy cảm xúc, ý tưởng rồi mới hạ bút, vì đặc điểm của giấy xuyến chỉ là rất thấm mực, bút vẽ nét nào ăn nét ấy, không thể sửa chữa. Sắc màu của mực đậm hay nhạt tùy vào nét bút đưa đường nét và tạo hình thế nào, tạo ra thay đổi bất ngờ.

4. Bút pháp của tranh thủy mặc

Kỹ năng cầm bút cũng như xử lý màu sắc đòi hỏi người họa sĩ phải có đôi tay luôn nhịp nhàng và uyển chuyển khi thể hiện nội dung tác phẩm. Những đường nét mềm mại, uyển chuyển, bay bướm, đậm nhạt theo ý tưởng và cảm xúc của tác giả tạo nên bức tranh sống động, phóng khoáng khó có loại tranh nào có thể bì kịp. Đó chính là đặc trưng, sắc thái riêng của loại hình nghệ thuật này.

Khi vẽ tranh đòi hỏi người họa sĩ phải thuần thục trong việc điều chỉnh điểm mực nhiều hay ít, thanh hay mỏng, đậm hay nhạt,…kết hợp linh hoạt giữa các ngón tay, bàn tay và cách tay đưa lên, xuống nhịp nhàng, nhanh, chậm. Biến hóa góc độ cọ vẽ như thẳng cọ, nghiêng cọ, xoay cọ,..

5. Bố cục của tranh thủy mặc

Để bức tranh có điểm nhấn thu hút và hà hòa thì bố cục của tranh thủy mặc cũng rất quan trọng. Trình bày một bài thơ bằng thư pháp bên cạnh cũng phải cân nhắc kỹ bởi chỉ bình diện khi tranh hơi trống. Lạc khoản (hàng chữ ở góc tranh ghi năm tháng, tên họ tác giả) và dấu ấn cũng được tác giả bố trí khéo léo. Thư pháp là cốt của tranh còn thơ là ý của tranh, qua đây tác giả bày thể hiện kỹ thuật nhuần nhuyễn đồng thời gửi gắm lý tưởng cao cả, thổi hồn vào tranh. Đó cũng chính là những giá trị nghệ thuật của loại hình tranh thủy mặc này.

Tranh Thủy Mặc Là Tranh Gì? Có Bao Nhiêu Loại Tranh Thủy Mặc?
Tranh Thủy Mặc

6. Các loại tranh thủy mặc

Tranh thủy mặc được phân chia thành hai loại chính dựa trên cách sử dụng màu sắc:

6.1. Tranh thủy mặc thuần túy (Đơn sắc):

  • Chỉ sử dụng mực đen hòa tan trong nước để tạo nên các sắc độ khác nhau từ đậm đến nhạt.
  • Loại tranh này thường tập trung vào cách thể hiện phong cảnh, sự vật và con người bằng đường nét và ánh sáng đậm, nhạt khác nhau.
  • Đây là loại tranh thủy mặc truyền thống, nổi bật với sự giản dị nhưng đầy tinh tế.

6.2. Tranh thủy mặc có màu (Thủy mặc màu hay Thủy mặc hoa điểu):

  • Bên cạnh mực đen, loại tranh này còn kết hợp với màu sắc khác như màu nước, để tạo ra những tác phẩm rực rỡ hơn.
  • Thường sử dụng cho các chủ đề về hoa lá, chim muông, hay cảnh sắc thiên nhiên sinh động. Mặc dù có màu sắc nhưng tranh vẫn giữ được nét nhẹ nhàng, thanh tao, không rực rỡ quá mức như tranh sơn dầu.
  • Tranh thủy mặc màu phát triển sau này nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sáng tạo của họa sĩ hiện đại.

6.3. Chủ đề của tranh thủy mặc

Tranh thủy mặc có thể được phân loại thêm dựa trên chủ đề và nội dung mà nó thể hiện, bao gồm:

  • Sơn thủy họa (Tranh phong cảnh):

Tập trung vào việc thể hiện thiên nhiên như núi, sông, biển, rừng.

Các tác phẩm này thường mang lại cảm giác yên bình, hùng vĩ và hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

  • Hoa điểu họa (Tranh hoa và chim):

Thể hiện các loại hoa, cây cảnh, cùng với chim muông.

Loại tranh này thường tôn vinh sự sống và vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.

  • Nhân vật họa (Tranh nhân vật):

Tập trung vào việc vẽ người, thường là các nhân vật lịch sử, văn nhân hoặc thần thoại.

Loại tranh này thường truyền tải các câu chuyện, triết lý hoặc cảm xúc sâu sắc.

  • Trúc thạch họa (Tranh tre và đá):

Tre và đá là hai biểu tượng quan trọng trong văn hóa phương Đông, tượng trưng cho sự kiên cường, bền bỉ và thanh tao.

Thể loại này tập trung vào việc vẽ các cảnh vật tĩnh nhưng mang nhiều ý nghĩa triết học.

Kết luận: 

Tranh thủy mặc thường miêu tả các cảnh như núi non, sông nước, cây cỏ, chim muông, và hoa lá. Một đặc điểm quan trọng của tranh thủy mặc là việc thể hiện cái “thần” của cảnh vật hơn là chú trọng vào việc tái hiện chính xác các chi tiết. Nó thường mang theo một không gian tĩnh lặng, đậm chất triết lý, và sự đơn giản trong biểu hiện, có liên quan mật thiết đến văn hóa Đạo giáo và Thiền tông. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *